Bạn đã bao giờ nghe đến trụ bê tông rào lưới B40? Chắc chắn đây không phải là một sản phẩm quá xa lạ đối với tất cả chúng ta, nhất là trong thời đại bây giờ khi công nghiệp xây dựng đang dần trở thành một lĩnh vực phổ biến hiện nay.

Sự ra đời của trụ bê tông rào lưới B40 đã giúp cho cuộc sống của con người ngày càng trở nên dễ dàng hơn. Cũng chính từ sự ra đời của mặt hàng này, đã giúp cho chúng ta không còn phải tốn quá nhiều công sức và đặc biệt là chi phí cho việc tìm ra những chiếc trụ hợp lý để rào lưới b40 một cách chắc chắn nhất. 

Trụ bê tông rào lưới B40 là gì? Hãy cùng nhau tìm hiểu về trụ bê tông rào lưới B40 qua nội dung bài viết ngay sau đây bạn nhé!

Hiểu như thế nào về trụ bê tông rào lưới B40 cho đúng?

Trụ bê tông rào lưới B40 là một loại trụ có hình dạng ô vuông với bốn cạnh bằng nhau, và có độ dài khoảng từ 1,5m đến 2m. Đây là một loại trụ được hình thành chủ yếu bằng sự kết hợp của hai nguyên liệu chính đó là bê tông và thép.

tru be tong rao luoi b40 tonsatthep 2

Phạm vi sử dụng của loại lưới này hết sức rộng lớn. Tuy được gọi là trụ bê tông rào lưới B40 nhưng bên cạnh việc sử dụng chính là làm trụ lưới B40 thì những loại trụ này cũng được sử dụng để buộc nhiều loại lưới khác. 

Cấu tạo, cách sản xuất của trụ bê tông rào lưới B40 

Cấu tạo

Như đã nhắc đến ở trên trụ bê tông rào lưới B40 là một loại vật liệu xây dựng được hình thành từ vật liệu chính là thép và bê tông. Chính vì thế cấu tạo của trụ bê tông bao gồm 2 phần chính là phần bê tông và phần thép

tr be tong rao luoi b40 tonsatthep 1

Về thép để xây dựng trụ bê tông: mỗi một trụ bê tông rào lưới B40 thường sẽ có 4 thanh thép đặc chất lượng cao, được đặt bên trong trụ bê tông. 4 thanh thép này được xem là phần lõi của trụ bê tông. Những thanh thép lựa chọn để sử dụng làm trụ bê tông là thép đặc cứng chất lượng cao, với độ giãn nở tốt nhất.

Bê tông: Là bộ phận được trộn và kết hợp lại bởi các thành tố là xi măng và cát.

Trụ bê tông được sản xuất như thế nào?

Quy trình sản xuất trụ bê tông được tiến hành một cách nghiêm ngặt và chặt chẽ. Trải qua nhiều bước và nhiều quy trình khác nhau, dưới đây là những bước cơ bản nhất để hình thành nên trụ bê tông chất lượng cao mà bạn không nên bỏ qua:

Bước 1: Thiết kế 

Tại bước này bạn cần thiết kế trụ bê tông theo đúng yêu cầu và ý tưởng về trụ bê tông mà bạn muốn hình thành. Thông thường trụ bê tông sẽ được thiết kế theo hình trụ vuông với chiều dài từ 1m-2m, có kích thước vừa vặn với tấm lưới.

Bước 2: Đóng khuôn trụ bê tông

Đây là công đoạn đóng cho trụ bê tông. Ở bước này bạn cần lưu ý thật kỹ càng việc đóng khung, vì nó sẽ quyết định đến việc hình thành nên hình dạng của trụ bê tông như thế nào.

Bước 3: Đặt thép

Tại bước này, bốn thanh thép sẽ được cố định lại với nhau bằng những khoảng cách nhất định để tạo nên hình dáng của một hình trụ ô vuông dài.

Bước 4: Trộn với xi măng với cát

Thực hiện trộn xi măng với cát theo tỉ lệ 2-3 để đảm bảo cho cột trụ được chắc chắn nhất theo yêu cầu đặt ra.

Bước 5: Đổ bê tông 

Tiến hành đổ bê tông vào trong khuôn đã ghép với thép. Đây cũng là công đoạn cuối cùng để hình thành nên trụ bê tông. Sau khi đã đổ bê tông xong, chờ khoảng 2-3 ngày để đảm bảo cho trụ được dính chắc chắn nhất là có thể đưa vào sử dụng. Để đảm bảo cho trụ bê tông đạt được độ dính cao nhất, nên ưu tiên để chúng ở dưới điều kiện thời tiết nắng nóng, trường hợp trời mưa cần nhanh chóng phủ bạt để bê tông không bị tác động dẫn đến không đảm bảo về mặt chất lượng.

Trụ bê tông rào lưới B40 được sử dụng như thế nào?

Hầu hết chúng ta đều đã ít nhất một lần nhìn thấy những trụ bê tông đang được sử dụng tại rất nhiều nơi. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể biết được cách sử dụng của trụ bê tông? Làm sao để nó phát huy tốt nhất hiệu quả khi gắn với lưới thép.

tr be tong rao luoi b40 tonsatthep 1 2

Để đưa trụ bê tông vào sử dụng, yêu cầu đầu tiên là đào hố đất có chiều sâu khoảng từ 15 – 20 cm để đảm bảo cho việc cố định trụ được chắc chắn nhất. Chiều rộng của hố trụ bê tông sẽ phụ thuộc vào mức độ rộng hẹp của trụ như thế nào. Thông thường hố trụ sẽ rộng hơn trụ khoảng 3cm tính từ mép ngoài cùng của trụ bê tông trở ra mặt hố.

Chúng ta thường thấy hố trụ bê tông thường là những hố đào bằng đất, tuy nhiên cũng có một số nơi, người dân sử dụng hố xây. Việc sử dụng hố xây để đóng cọc trụ sẽ giúp cho trụ được cố định một cách chắc chắn nhất và kéo dài được tuổi thọ sử dụng hơn.

Sau khi đã có hố trụ thì đưa trụ bê tông vào và tiến hành rào lưới B40 sang bên cạnh những hàng trụ bê tông đã được dựng từ trước. Để đảm bảo cho việc dựng rào được chắc chắn, bạn nên giữ khoảng cách đóng các cột trụ là từ 1,5m đến 2,5m. Không nên để khoảng cách quá xa giữa các cột trụ với nhau, vì khi để khoảng cách xa bạn sẽ không đảm bảo được độ an toàn và chắc chắn của lưới khi có những tác động từ bên ngoài. Tại vị trí tiếp giáp giữa từng cột trụ và lưới B40 sẽ được buộc lại bằng dây thép ngắn để đảm bảo cố định lưới với trụ được tốt nhất.

Trụ bê tông rào lưới B40 thường được sử dụng ở đâu là phổ biến nhất?

Lưới B40 vẫn được biết đến là một loại lưới có chức năng làm rào tốt nhất từ trước tới nay. Thông thường lưới sẽ được sử dụng kết hợp với trụ để làm hàng rào lưới tại các khu công trình quan trọng, khu nhà ở dân cư. Ngoài ra tại các khu vực nông nghiệp trồng trọt, chúng ta cũng dễ dàng nhìn thấy những tấm lưới B40  được sử dụng một cách chắc chắn, đó là những hàng rào vườn, ruộng bằng lưới B40 hiện nay.

Những điều lưu ý khi sử dụng trụ bê tông để rào lưới B40

Khi sử dụng trụ bê tông để rào lưới B40 bạn cần lưu ý những vấn đề sau đây:

Không đóng cọc trụ quá lớn. Việc sử dụng cọc trụ quá lớn, không cần thiết sẽ tốn thêm rất nhiều chi phí và khó khăn trong quá trình vận chuyển. Việc rào lưới cũng không quá cần đến những loại trụ lớn như hiện nay. Thông thường bạn chỉ nên sử dụng những loại trụ có bán kính từ 4 cm – 5 cm.

Cọc trụ bê tông đóng vai trò rất lớn trong việc giữ cho tấm lưới của bạn được an toàn và chắc chắn nhất, chính vì vậy khi đóng cọc xong bạn cần phải đảm bảo đạt được khoảng thời gian tối thiểu nhất là từ 3-4 ngày để cho cột trụ được khô và đạt độ kết dính cao nhất.

Do cột trụ bê tông được hình thành chủ yếu từ việc đóng khuôn với những nguyên liệu chính là xi măng và cát, chính vì vậy quá trình vận chuyển lên xuống bạn cần phải thật thận trọng, tránh làm đứt gãy cột trụ.

Trụ bê tông rào lưới B40 hứa hẹn là một vật liệu chất lượng tốt nhất hiện nay. Hãy lựa chọn trụ bê tông để việc rào những chiếc lưới B40 của gia đình bạn được chắc chắn hơn nhé!

DANH MỤC SẢN PHẨM

Tại sao bạn nên chọn TON SAT THEP

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *